Các điều kiện được bồi thường về đất, dự án đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài

6:30 AM |
Người bị Nhà nước thu hồi đất, có một trong các điều kiện sau đây thì được bồi thường:

1. Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

2. Có quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.

3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp xã) xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây:

a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính;

c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất;

d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

đ) Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở, mua nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật;

e) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.

3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp xã) xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây:

a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính;

c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất

d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

đ) Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở, mua nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật;

e) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.

4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến thời điểm có quyết định thu hồi đất chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp.

5. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.

6. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà trước đây Nhà nước đã có quyết định quản lý trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước, nhưng trong thực tế Nhà nước chưa quản lý, mà hộ gia đình, cá nhân đó vẫn sử dụng.

7. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có các công trình là đình, đền, chùa, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ được ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng và không có tranh chấp.

8. Đối với đất sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất (Điều 44 NĐ 84/2007/NĐ-CP)

8.1. Trường hợp thu hồi đối với đất sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Đất đai và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đất đó không có tranh chấp thì việc bồi thường, hỗ trợ về đất thực hiện theo quy định sau:

a) Trường hợp đất đang sử dụng là đất có nhà ở và không thuộc một trong các trường hợp sử dụng đất quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định này thì người đang sử dụng đất được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng nhưng diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất ở theo quy định tại khoản 2 Điều 83 và khoản 5 Điều 84 của Luật Đất đai tại thời điểm có quyết định thu hồi đất. Đối với phần diện tích vượt hạn mức giao đất ở và phần diện tích đất vườn, ao trên cùng thửa đất có nhà ở nhưng không được công nhận là đất ở (nếu có) thì được bồi thường, hỗ trợ về đất theo quy định đối với đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư;

b) Trường hợp đất đang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp (không phải đất ở) và không thuộc một trong các trường hợp sử dụng đất quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định này thì người đang sử dụng đất được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng. Trường hợp trên thửa đất có cả phần diện tích đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp thì phần diện tích đó được bồi thường, hỗ trợ về đất theo quy định đối với đất nông nghiệp;

c) Trường hợp đất đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp mà người đang sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì được bồi thường, hỗ trợ đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng nhưng diện tích được bồi thường, hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 70 của Luật Đất đai và khoản 1 Điều 69 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP.

8.2./ Trường hợp thửa đất ở có vườn, ao sử dụng trước ngày 18 tháng 12 năm 1980 đã được cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP mà thửa đất này được tách ra từ thửa đất không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì thửa đất còn lại sau khi đã tách thửa mà được Ủy ban nhân dân cấp phường xác nhận không có tranh chấp cũng được bồi thường, hỗ trợ về đất đối với đất ở theo hạn mức quy định tại khoản 2 Điều 45 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP.

9. Đối với đất sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 trở về sau mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất (Điều 45 NĐ 84/2007/NĐ-CP)

9.1/. Trường hợp thu hồi đối với đất đã sử dụng trong khoảng thời gian từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Đất đai và được Ủy ban nhân dân cấp phường xác nhận đất đó không có tranh chấp thì việc bồi thường, hỗ trợ về đất thực hiện theo quy định sau:

a) Trường hợp đất đang sử dụng là đất có nhà ở và không thuộc một trong các trường hợp sử dụng đất quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định này thì người đang sử dụng đất được bồi thường về đất theo diện tích đất thực tế đang sử dụng nhưng diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất ở quy định tại khoản 2 Điều 83 và khoản 5 Điều 84 của Luật Đất đai tại thời điểm có quyết định thu hồi đất và giá trị bồi thường phải trừ đi tiền sử dụng đất phải nộp theo mức thu quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định số 198/2004/NĐ-CP. Đối với phần diện tích vượt hạn mức đất ở và phần diện tích đất vườn, ao trên cùng thửa đất có nhà ở nhưng không được công nhận là đất ở thì được bồi thường, hỗ trợ về đất theo quy định đối với đất nông nghiệp;

b) Trường hợp đất đang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp (không phải là đất ở) và không thuộc một trong các trường hợp sử dụng đất quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định này thì người đang sử dụng đất được bồi thường về đất đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng nhưng phải trừ đi tiền sử dụng đất phải nộp theo mức thu quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định số 198/2004/NĐ-CP. Giá đất tính thu tiền sử dụng đất là giá đất sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp cùng loại. Trường hợp trên thửa đất có cả phần diện tích đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp thì phần diện tích đó được bồi thường, hỗ trợ về đất theo quy định đối với đất nông nghiệp;

c) Trường hợp đất đang sử dụng thuộc nhóm đất nông nghiệp mà người đang sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì được bồi thường, hỗ trợ đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng nhưng diện tích được bồi thường, hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 70 của Luật Đất đai và khoản 1 Điều 69 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP;

10. Đối với đất được giao không đúng thẩm quyền trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 nhưng đã nộp tiền để được sử dụng đất mà chưa được cấp Giấy chứng nhận (Điều 46 NĐ 84/2007/NĐ-CP)

Đất được giao không đúng thẩm quyền trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 nhưng người đang sử dụng đất đã nộp tiền để được sử dụng đất mà chưa được cấp Giấy chứng nhận thì việc bồi thường, hỗ trợ về đất được thực hiện theo quy định sau:

1. Trường hợp sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì người đang sử dụng đất được bồi thường về đất đối với diện tích và loại đất được giao.

2. Trường hợp sử dụng đất trong khoảng thời gian từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì người đang sử dụng đất được bồi thường, hỗ trợ về đất như sau:

a) Được bồi thường, hỗ trợ về đất đối với diện tích đất được giao là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở; đối với diện tích đất ở trong hạn mức giao đất quy định tại khoản 2 Điều 83 và khoản 5 Điều 84 của Luật Đất đai;

b) Được bồi thường về đất đối với diện tích đất được giao là đất ở ngoài hạn mức giao đất quy định tại khoản 2 Điều 83 và khoản 5 Điều 84 của Luật Đất đai nhưng phải trừ đi tiền sử dụng đất phải nộp theo mức thu quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định số 198/2004/NĐ-CP.

Một số trường hợp không đủ điều kiện bồi thường, sẽ được xem xét hỗ trợ. Mức hỗ trợ tùy từng trường hợp cụ thể, sẽ được quy định chi tiết trong phương án bồi thường và sẽ được công bố cho nhân dân sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
Theo www.govap.hochiminhcity.gov.vn

Điều chỉnh quy hoạch 1/2000 Khu dân cư phường 15, quận Gò Vấp

2:00 PM |
Ngày 11/6/2013, UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 2059/QĐ-UBND về duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị (quy hoạch phân khu) tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư phường 15, quận Gò Vấp.

Khu dân cư phường 15, quận Gò Vấp phía Đông giáp phường 17 qua Rạch Bà Miên và đường dự phóng C, phía Tây giáp đường Thống Nhất, phía Tây Nam giáp đường Lê Đức Thọ, phía Bắc, Tây Bắc, Đông Bắc giáp quận 12 qua rạch Xếp Sâu. Tổng diện tích toàn phường là 143,03 ha, được xác định là khu dân cư hiện hữu, khu dân cư xây dựng mới, khu công viên cây xanh kết hợp chỉnh trang đô thị là các khu đất sử dụng hỗn hợp dọc sông Bến Cát, đường Dương Quảng Hàm dự phóng và khu sử dụng hỗn hợp với quy mô khoảng 40,81 ha tại Ấp Doi.

Về quy hoạch các tuyến giao thông đối ngoại: Căn cứ định hướng điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng quận Gò Vấp, trục đường Dương Quảng Hàm (lộ giới 40m) là tuyến giao thông đối ngoại của phường. Đoạn đường Dương Quảng Hàm qua phường 15 được xác định là trục động lực phát triển đô thị (thuộc tuyến đường Dương Quảng Hàm - đường Phạm Văn Chiêu - đường Lê Đức Thọ) nối từ quận Bình Thạnh qua quận Gò Vấp đến quận 12.

Như vậy, đến thời điểm này đã có 14/16 phường của quận có quy hoạch chi tiết 1/2000. Hai phường còn lại là phường 6 và phường 17 dự kiến sẽ được Thành phố duyệt quy hoạch chi tiết 1/2000 trong tháng 7/2013. 
quy-hoach-khu-dan-cu-phuong-15-go-vap

Khu dân cư Phường 15, quận Gò Vấp
M.Khanh

Mở rộng 3 nút giao thông tại các giao lộ trên địa bàn quận Gò Vấp

8:00 AM |
Thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/QU ngày 20/10/2010 của Ban Chấp hành Đảng bộ quận về lãnh đạo thực hiện chương trình giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn quận giai đoạn 2010 - 2015 và Kế hoạch số 107/KH-UBND ngày 27/10/2010 ngày 27/10/2010 của UBND quận về thực hiện “Chương trình giảm ùn tắc giao thông” giai đoạn 2011 – 2015 trên địa bàn quận; ngày 7/8, UBND quận đã tổ chức họp về mở rộng 3 nút giao thông tại giao lộ Phan Văn Trị - Lê Đức Thọ, giao lộ Nguyễn Oanh – Phan Văn Trị và giao lộ Phạm Văn Chiêu – Lê Văn Thọ. Đồng chí Trần Anh Tuấn – QUV/Phó Chủ tịch UBND quận chủ trì cuộc họp.

Đến tham dự cuộc họp có các đồng chí đại diện cho Khu quản lý giao thông đô thị số 3, Nhà máy Z751, Z755, phòng Quản lý đô thị quận, lãnh đạo UBND phường 7, UBND phường 10 và UBND phường 9 quận Gò Vấp.

Quận Gò Vấp là cửa ngõ phía Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh, giáp với các đầu mối giao thông quan trọng của Thành phố như sân bay Tân Sơn Nhất, đường vành đai Quốc lộ 1A (đường Xuyên Á) và các trục đường phố chính nối trung tâm Thành phố với các quận ven và tỉnh lân cận. Hiện nay, tuyến đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài được đầu tư qua các quận Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh. Đây là trục giao thông chính có ý nghĩa quan trọng đối với Thành phố và quận Gò Vấp.

Theo số liệu thống kê, trên địa bàn quận Gò Vấp, số lượng xe ôtô, xe gắn máy đăng ký quản lý được trên địa bàn gồm: 2.900 chiếc xe ôtô, 283.414 chiếc xe gắn máy. Số liệu trên chưa tính đến số đăng ký ở các địa phương khác chuyển đến, ngoài ra, còn rất nhiều các loại phương tiện thô sơ khác nhau tham gia giao thông như xe đạp, xe đạp điện, xe 3 bánh,… Với số lượng xe lưu hành trên, nguy cơ xảy ra ùn tắc giao thông tại quận rất lớn, nhất là vào thời điểm sáng từ 7 giờ đến 9 giờ, chiều từ 15 giờ đến 19 giờ. Trên địa bàn quận có 8 điểm thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông, trong đó nút giao thông Phan Văn Trị - Nguyễn Oanh có thời gian ùn tắc giao thông trung bình 45 phút, nút giao thông Quang Trung – Phan Huy Ích - Phạm Văn Chiêu có thời gian ùn tắc giao thông trung bình 60 phút,…

Việc khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông đối với một đô thị đang trên đà phát triển như quận Gò Vấp hiện nay là rất khó khăn, phức tạp; đòi hỏi phải tập trung sức mạnh của hệ thống chính trị và sự đồng tình ủng hộ, tham gia của mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Trước mắt, để hạn chế, kéo giảm ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm hoặc khi xảy ra tai nạn trên địa bàn quận hiện nay là một trong những giải pháp tình thế có ý nghĩa quan trọng, góp phần cải thiện điều kiện đi lại của nhân dân. Trong 02 năm 2011 - 2012, UBND quận đã nâng cấp, mở rộng đường Lê Lợi – Nguyễn Văn Bảo, đường An Hội; mở rộng làn rẽ phải ngã 6 Gò Vấp, Nguyễn Oanh – Quang Trung, Thống Nhất - Quang Trung, Cây Trâm – Lê Văn Thọ, Nguyễn Oanh – Phan Văn Trị, Phan Văn Trị - Lê Thị Hồng, Phan Huy Ích – Quang Trung; mở rộng lòng đường Nguyễn Oanh (từ đường Nguyễn Văn Dung đến cầu An Lộc), qua đó tạo thuận lợi cho người dân khi tham gia lưu thông.
Giao lộ Phan Văn Trị - Lê Đức Thọ là 1 trong 3 nút giao thông dự kiến mở rộng trong năm 2013.
Xác định được tầm quan trọng của việc kéo giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn quận, trong năm 2013, UBND quận dự kiến mở rộng 3 nút giao thông tại các giao lộ quận Gò Vấp: giao lộ Phan Văn Trị - Lê Đức Thọ, giao lộ Nguyễn Oanh – Phan Văn Trị và giao lộ Phạm Văn Chiêu – Lê Văn Thọ.

Tại cuộc họp, Phòng Quản lý đô thị quận đã đề xuất các phương hướng, biện pháp để thực hiện việc mở rộng 3 nút giao thông, trong đó cụ thể số liệu kỹ thuật về diện tích đất cần mở rộng, số lượng cây xanh, đèn chiếu sáng cần di dời, diện tích tiểu đảo,…

Phát biểu tại cuộc họp, đại diện các đơn vị có liên quan như Nhà máy Z751, Z755 đã đồng thuận cao phương án mở rộng 3 nút giao thông tại các giao lộ trên của UBND quận Gò Vấp. Về phía đơn vị sẽ tích cực hỗ trợ UBND quận, Khu quản lý giao thông đô thị số 3 trong quá trình thực hiện việc thi công công trình nhằm đảm bảo tiến độ chung.

Kết luận tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND quận Trần Anh Tuấn đã nhận định việc mở rộng 3 nút giao thông tại các giao lộ này là rất cấp thiết nhằm kéo giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn quận. Do đó, đồng chí yêu cầu phòng Quản lý đô thị quận tiếp tục hoàn chỉnh các phương án mở rộng 3 nút giao thông tại các giao lộ, đảm bảo về tiêu chí phù hợp với cảnh quan đô thị, quy hoạch chung, hạn chế thấp nhất mức ảnh hưởng đến các hộ dân trong khu vực. Bên cạnh đó, Phòng Quản lý đô thị quận cần có văn bản đề nghị Bộ Quốc phòng hỗ trợ trong quá trình mở rộng giao lộ (liên quan đến Nhà máy Z751, Z755). Ngoài việc mở rộng 3 nút giao thông tại các giao lộ trên, trong thời gian tới quận Gò Vấp sẽ tiến hành mở rộng các nút giao thông tại các giao lộ khác.
Cẩm Lệ
 
 

Dự án nâng cấp, mở rộng đường Phạm Văn Bạch: Mong nhận được sự hỗ trợ đồng tình của nhân dân

4:30 AM |
Ngày 26/10/2005, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã có Quyết định phê duyệt đầu tư nâng cấp và mở rộng đường Phạm Văn Bạch, đoạn đi qua quận Tân Bình và Gò Vấp. Trên địa bàn quận Gò Vấp, có tổng cộng 553 hộ dân bị ảnh hưởng. Trong quá trình triển khai thực hiện, đã có 536 hộ đồng ý nhận tiền bồi thường và sẵn sàng bàn giao mặt bằng để thi công. Tuy nhiên, vẫn còn 17 hộ dân chưa đồng ý, vì vậy dự án chưa được triển khai.


Đường Phạm Văn Bạch đã xuống cấp trầm trọng
Vừa qua, các hộ dân thuộc tổ dân phố 117 và 120 Khu phố 16, phường 12 đã làm đơn gởi các cơ quan chức năng kiến nghị liên quan đến việc thiết kế tim đường, đoạn đi qua hai tổ dân phố nói trên. Ngày 08/7/2009, Khu quản lý giao thông Đô thị số 1 thuộc Sở Giao thông vận tải thành phố đã có văn bản nêu các căn cứ, giải thích rõ ràng và đề nghị “rất mong nhận được sự hỗ trợ, đồng tình của nhân dân” vì lợi ích chung, lợi ích cộng đồng để con đường sớm được triển khai mở rộng nhằm cải thiện tình hình giao thông trong khu vực, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của quận nhà và Thành phố.

Ban Biên tập Website Gò Vấp xin đăng tải toàn bộ nội dung văn bản trả lời kiến nghị của các hộ dân thuộc dự án nâng cấp, mở rộng đường Phạm Văn Bạch và mong muốn nhân dân tại khu vực đồng tình ủng hộ để dự án nhanh chóng được triển khai.
BBT
 
 
 

Công bố quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tại quận Gò Vấp

10:41 PM |
Chiều ngày 9/5, Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp đã tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011 - 2015) (Ảnh). Đồng chí Trần Anh Tuấn – UVTV, Phó Chủ tịch UBND quận chủ trì Hội nghị. 
 
quy-hoach-su-dung-dat-den-2020-tai-go-vap
 
Tại hội nghị, Ủy ban nhân dân quận đã công bố Quyết định số 1527/QĐ-UBND ngày 28/3/2014 của UBND Thành phố về việc xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011-2015) của quận Gò Vấp. Theo đó, tổng diện tích đất quy hoạch của quận đến năm 2020 là 1.975,85 ha, trong đó, đất nông nghiệp 190,46 ha, đất phi nông nghiệp 1.785,39 ha. Diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp là 190,46 ha.

Kế hoạch sử dụng đất 05 năm thời kỳ đầu (2011 - 2015) được điều chỉnh hàng năm, trong đó quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2015 chỉ còn là 32 ha; đất phi nông nghiệp đến năm 2015 tăng lên là 1.943,85 ha. Diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp thời kỳ đầu là 158,46 ha.

Kết luận Hội nghị, đồng chí Trần Anh Tuấn – UVTV, Phó Chủ tịch UBND quận đã giao các phòng, ban chức năng và UBND 16 phường căn cứ vào kết quả phân khai các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất để tổ chức thực hiện công khai quy hoạch tại trụ sở cơ quan và thông qua các phương tiện truyền thông; tổ chức quản lý, sử dụng đất theo đúng quy hoạch, đặc biệt đối với các quy hoạch phân khu chức năng đã được phê duyệt trước đây phải thực hiện rà soát, điều chỉnh lại cho phù hợp. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất nhằm ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất…
Phương Anh